Từ khóa
Danh mục |
-
Maleic Anhydride (MA)
Liên hệ -
Bột dolomite xám , trắng
Liên hệ -
NAA 98% (C12H10O2)- NAPHTHALENE ACETIC ACID
Liên hệ -
NHỰA THÔNG (COLOPHANE)
Liên hệ -
PHTHALIC ANHYDRIDE (PA)
Liên hệ -
N-PROPANOL (NPA)
Liên hệ -
Phthalic Anhydride (PA)
Liên hệ
Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất chọn ra 6 ngành công nghiệp mũi nhọn cho 'Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030'.
Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh thông tin về 'Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030' với các doanh nghiệp - Ảnh: Chí Nhân |
6 ngành được chọn gồm: điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông - thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng, sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô. Chiến lược trên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 1.7.2013.
Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Tổ trưởng tổ công tác giúp việc cho Ban Chỉ đạo chiến lược, cho biết hiện đang xây dựng kế hoạch hành động cho từng ngành, sau đó tiếp tục chọn ra những phân ngành, sản phẩm rất cụ thể. Ví dụ, trong ngành điện tử sẽ tập trung vào các phân ngành như thiết bị văn phòng, điện tử gia dụng, điện thoại, công nghệ phần mềm. Ở ngành chế biến nông thủy sản, sẽ tập trung vào gạo, cà phê, rau quả, tôm. Đối với ngành ô tô và đóng tàu đi vào các dòng có công suất phù hợp để tận dụng tiềm năng, tiềm lực trong nước. “Trong việc xây dựng chiến lược, doanh nghiệp (DN) được đặt vào trọng tâm vì nếu DN không tham gia thì chiến lược cũng không thực hiện được. Đến thời điểm này, Nhật Bản đã có danh sách các DN liên quan tới những ngành này muốn đầu tư vào VN. Tuy nhiên, phía VN chưa tham vấn được ý kiến DN trong nước, chính quyền các địa phương cũng còn rất mơ hồ”, bà Tuệ Anh nói.
Để thực hiện thành công chiến lược, điều hết sức quan trọng là phải tiếp tục cải cách quy trình thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Chính phủ phải có chính sách ưu đãi về tín dụng cho 6 ngành đã xác định. Nhưng quan trọng nhất là các DN trong nước phải học hỏi và tiến tới làm chủ được công nghệ.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia độc lập của chiến lược, cho rằng khi đã chọn làm chiến lược cho phát triển vượt trội thì phải có một hệ thống chính sách đích đáng. Và đã là ưu tiên, đặc thù thì số lượng ngành không nên quá nhiều. “Trong chiến lược có tới 6 ngành cũng đã là nhiều nếu so với mong muốn ban đầu của phía Nhật là chỉ 3 ngành. Tôi cũng có suy nghĩ là mình chỉ nên chọn ít thôi và đã chọn thì phải làm đến nơi đến chốn", bà Lan chia sẻ.
Cũng theo bà Lan, hai bên thống nhất với nhau là phải đáp ứng được yêu cầu của DN và phải có sự tham gia của DN. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ VN nên tích cực tham vấn DN. “Chính sách không phải chỉ có tiền mà có nhiều thứ lớn và quý hơn tiền. Một khi có định hướng tốt, có thị trường thì sẽ có tiền. Còn nếu có tiền mà với một hệ thống hành chính luôn sẵn sàng gây khó thì sẽ không thể nào có được kết quả tốt”, bà Lan nói.
Chí Nhân
Người gửi / điện thoại
Đang truy cập: 15 Trong ngày: 130 Trong tuần: 453 Lượt truy cập: 531323 |