Từ khóa
Danh mục |
-
Maleic Anhydride (MA)
Liên hệ -
Bột dolomite xám , trắng
Liên hệ -
NAA 98% (C12H10O2)- NAPHTHALENE ACETIC ACID
Liên hệ -
NHỰA THÔNG (COLOPHANE)
Liên hệ -
PHTHALIC ANHYDRIDE (PA)
Liên hệ -
N-PROPANOL (NPA)
Liên hệ -
Phthalic Anhydride (PA)
Liên hệ
Chạy đua chèo kéo bà nội trợ
Do kinh tế khó khăn, thời gian gần đây nhiều người tiêu dùng đã chuyển từ kênh mua sắm hiện đại về các cửa hàng tạp hóa, chợ nhỏ.
Chợ: hàng tươi sống được ưu tiên
Lý giải hiện tượng nhiều bà nội trợ quay về với kênh chợ truyền thống, ông Emilie Raison - trưởng phòng dịch vụ chuyên sâu Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel Vietnam - cho rằng sự thay đổi này bắt nguồn từ việc hơn một nửa người mua vẫn nghĩ rằng giá cả ở kênh mua sắm hiện đại cao hơn kênh truyền thống, trong khi theo họ chất lượng hàng hóa không tốt hơn là bao. Ngoài ra, việc đi mua sắm tại kênh hiện đại vẫn chưa tiện lợi bằng mua sắm tại các cửa hàng nhỏ, lẻ gần nhà. |
Bà Tư Thanh, cán bộ hưu trí ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM, nói đi siêu thị mát mẻ, có những ngày giảm giá trong tuần nếu biết canh đúng sẽ mua được hàng rẻ so với bên ngoài. Nhưng khoảng một năm gần đây, cứ sáng sớm bà lại cắp giỏ đi chợ Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình) gần nhà. “Hàng tươi sống thì chỉ mua ở chợ, vừa ngon vừa tươi. Tôi rất ngại mua thực phẩm tươi sống ở siêu thị vì không ít lần mua về nấu lên mùi nặng ăn không được” - bà Tư Thanh nói.
Chị Mai Anh, nhân viên một công ty truyền thông, cũng cho biết chỉ đi siêu thị khi khuyến mãi vì hàng tiêu dùng nhanh mua ở chợ bao giờ cũng rẻ hơn giá trên bao bì một ít. Chẳng hạn như bỉm tã hãng G, giá trên bao bì 247.000 đồng/bịch trong khi tiệm tạp hóa gần nhà chỉ 225.000 đồng/bịch, sữa tại siêu thị mắc hơn ít nhất 10% so với bên ngoài như hộp sữa con chị vẫn thường uống giá siêu thị 427.000 đồng/hộp 900g, chợ chỉ có 400.000 đồng/hộp.
Một số mặt hàng tươi sống như tôm, cá... ngoài chợ rẻ hơn 10-20%, như cá lóc ở chợ 55.000-60.000 đồng/kg so với 70.000 đồng/kg tại siêu thị, tôm sú 280.000-320.000 đồng/kg trong khi siêu thị luôn cao hơn 10.000-20.000 đồng/kg. Các loại rau thơm, khổ qua, cà chua, củ trong siêu thị lại rẻ hơn mua ngoài, song mặt hàng rau lá như rau cải, rau muống, rau dền... lại cao so với chợ. Tuy nhiên, nỗi ám ảnh của bà nội trợ là đi chợ thường bị cân thiếu, chèo kéo và trả giá!
Chị Hoài Phương, nhân viên công ty giao nhận ở Q.1, TP.HCM, cho rằng vào siêu thị không phải trả giá, lựa đồ và thử thoải mái mà không bị dòm ngó, hơn nữa cũng giữ giá tốt hơn chợ: “Như đợt mưa gió vừa qua, giá các loại rau củ trong siêu thị khá ổn định thì ngoài chợ tăng chóng mặt, rau bó xôi lên đến 34.000 đồng/kg, rau khoai, rau muống cũng tăng ít nhất 3.000-4.000 đồng/kg”. Tuy nhiên, với các loại thực phẩm tươi sống như thịt heo, thịt bò, chị Phương chỉ mua ở chợ vì ở đó chị mới kiếm được những miếng bắp bò hoa, chân giò trước, hay miếng ba chỉ ngon...
Chạy đua kéo khách
Bà Xuân, tiểu thương tạp hóa chợ Tân Định, Q.1, nói từ nhiều tháng nay để cạnh tranh với siêu thị, 90% chị em tiểu thương đều không bán giá in trên bao bì mà chấp nhận chia sẻ lợi nhuận với người tiêu dùng, bán giá thấp hơn. “Thiệt thòi của chúng tôi là việc giảm giá này không được quảng cáo rầm rộ, bài bản như siêu thị nên không nhiều người biết” - bà Xuân phân trần.
Thực tế thời gian qua đang diễn ra cuộc chạy đua ngầm giữa siêu thị và chợ truyền thống. Người dân thành thị luôn xem kênh mua sắm hiện đại siêu thị là nơi mua sắm lý tưởng vì mức độ phong phú của hàng hóa, không gian mua sắm tổng hợp, khuyến mãi rầm rộ. Trong khi chợ vẫn được đánh giá hàng luôn tươi ngon, có sự gần gũi thân tình giữa người bán và người mua.
Theo bà Quỳnh Trang - giám đốc đối ngoại siêu thị Big C, kênh bán lẻ hiện đại và kênh bán lẻ truyền thống đều có điểm thu hút riêng đối với người mua sắm. “Việc so sánh trực tiếp về giá, chất lượng giữa các kênh bán lẻ là khó chính xác. Ngay trong bản thân các siêu thị, chiến lược kinh doanh cũng chỉ giới hạn so sánh giữa các nhà bán lẻ hiện đại trên thị trường” - bà Trang cho biết.
Bà Nguyễn Phương Thảo, giám đốc siêu thị Maximark Cộng Hòa, cho biết hằng tháng siêu thị luân phiên thay đổi chủng hàng giảm giá, tập trung vào mặt hàng thiết yếu với khoảng 30-50 mặt hàng, thông thường là thực phẩm tươi sống, đường, muối, bột nêm, dầu ăn... Những mặt hàng này có giá luôn cạnh tranh so với thị trường, thậm chí rẻ hơn chợ. Chính điều này đã làm nhiều bà nội trợ nghĩ rằng “siêu thị đang rẻ hơn chợ”. Điều đó chỉ đúng một phần.
Ông Bùi Đức Huệ, giám đốc Công ty phân phối Sao Việt, cho biết tâm lý người tiêu dùng VN đang bị dẫn dụ rất nhiều bởi các chương trình khuyến mãi. Chỉ có khoảng vài chục mặt hàng được giảm giá trong những dịp khuyến mãi như 20-10, 8-3 hay Tết thiếu nhi 1-6... nhưng không chỉ doanh số nhóm hàng này tăng lên mà sức mua những ngành hàng khác cũng được cải thiện trong khoảng thời gian khuyến mãi.
“Chọn mua sắm ở chợ hay siêu thị phải tùy thuộc nhu cầu mong muốn của người đi mua hàng, nếu cho rằng mua sắm hàng khuyến mãi ở siêu thị để có giá rẻ nhưng lại thiếu kế hoạch cụ thể thì cũng không tiết kiệm được bao nhiêu, vì ham khuyến mãi, mua nhiều, về không dùng tới, hết hạn sử dụng lại bỏ!” - vị giám đốc này nói.
NHƯ BÌNH
Cạnh tranh về giá chưa đủ
Mỗi kênh bán lẻ sẽ đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Tại thị trường VN, khi giá là mối bận tâm của người mua sắm thì cạnh tranh về giá là một chiến lược phù hợp. Nhưng yếu tố chất lượng hàng được kiểm soát và dịch vụ tiện ích vẫn là các tiêu chí quan trọng hàng đầu trong hoạt động của siêu thị.
Ông Emilie Raison nói trong tình trạng tăng giá hiện nay, người tiêu dùng trở nên ít trung thành và dễ thay đổi nhãn hiệu lẫn địa điểm mua sắm hơn, dẫn đến sự cạnh tranh tại các kênh mua sắm hiện đại khốc liệt hơn rất nhiều.
Người gửi / điện thoại
Đang truy cập: 8 Trong ngày: 144 Trong tuần: 465 Lượt truy cập: 531343 |