Từ khóa
Danh mục |
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp số 734/GCNĐĐK_SCT. Do Sở Công Thương TP.HCM cấp ngày 22/07/2019.
-
Maleic Anhydride (MA)
Liên hệ -
Bột dolomite xám , trắng
Liên hệ -
NAA 98% (C12H10O2)- NAPHTHALENE ACETIC ACID
Liên hệ -
NHỰA THÔNG (COLOPHANE)
Liên hệ -
PHTHALIC ANHYDRIDE (PA)
Liên hệ -
N-PROPANOL (NPA)
Liên hệ -
Phthalic Anhydride (PA)
Liên hệ
Ở Hồng Kông, người ta gọi Li Ka Shing (Lý Gia Thành) là Siêu nhân. Trên thế giới, ông được đánh giá là một trong những doanh nhân, nhà đầu tư thông minh và sắc sảo nhất.
Khởi nghiệp từ một công ty nhỏ trong ngành nhựa, đến nay Li Ka Shing đã trở thành chủ nhân của những tập đoàn toàn cầu với tài sản ước tính lên đến 23 tỉ USD, được xếp vị trí thứ 9 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn năm 2007.
Li Ka Shing cũng đã từng được tạp chí Asiaweek bình chọn là “người có quyền lực nhất châu Á”. Cuộc đời và những câu chuyện thành công của ông luôn là đề tài được nhiều doanh nhân học hỏi, noi gương.
Li sinh ngày 29-7-1928 ở Quảng Đông (Trung Quốc). Khi đó, tình hình chính trị trong nước khá rối ren và gia đình Li đã quyết định chạy sang Hồng Kông để lánh nạn. Năm lên 10 tuổi, Li đã phải nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Ở Hồng Kông, lúc đầu gia đình cậu phải tá túc tại nhà một người bác giàu có. Lòng tự hào về sự giàu có của người bác đã để lại những ảnh hưởng lâu dài đối với Li trong sự nghiệp về sau.
Cha qua đời vì căn bệnh lao khi cậu bé chỉ vừa mới 12 tuổi. Từ đó, cậu phải đối diện với cuộc sống như một người lớn.
Năm 15 tuổi, Li tìm được việc làm ở một công ty kinh doanh đồ nhựa. Ở đây, cậu đã phải làm việc 16 giờ mỗi ngày để bán dây thắt lưng và dây đồng hồ bằng nhựa. Ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ II, Li đã có dịp thay đổi công việc, làm thư ký cho ông chủ thay cho cô thư ký nghỉ bệnh.
Nhờ tài viết lách, Li đã được đề bạt làm trưởng một bộ phận nhỏ của công ty. Sau khi được thăng chức, Li đã yêu cầu công ty cho mình làm nhân viên bán hàng sỉ. Vào cuối năm đầu tiên Li được thăng chức, doanh số bán hàng của Li đã cao gấp bảy lần doanh số của bảy nhân viên bán hàng khác gộp lại. Rồi Li nhanh chóng lên chức giám đốc kinh doanh, đứng hàng thứ hai về cấp bậc trong công ty sau ông chủ.
Năm 19 tuổi, Li lại được đề bạt vào chức tổng giám đốc nhà máy. Mặc dù lúc này nền kinh tế và công nghiệp, nhất là ngành sản xuất đồ nhựa ở Hồng Kông, đang bước vào giai đoạn phát triển hưng thịnh, nhưng Li quyết định khước từ chức vụ nói trên. Với vốn hiểu biết của mình về ngành nhựa, cả về công nghệ, kinh doanh và thị trường, năm 1950 Li đã tự thành lập doanh nghiệp.
Công ty của Li bắt đầu bằng việc sản xuất lược chải đầu và hộp đựng xà bông bằng nhựa. Do số vốn huy động được không nhiều, Li phải tự mình làm hết mọi việc, từ kế toán cho đến bảo trì máy móc để cắt giảm chi phí.
Nhận thấy các nước phương Tây có nhu cầu lớn về hoa giả bằng nhựa, anh đã đi khắp châu Âu để học các kỹ thuật phối màu làm cho hoa giả giống như hoa thật. Trở về Hồng Kông, Li đã tổ chức lại xưởng sản xuất và tuyển dụng những kỹ thuật viên giỏi nhất. Sau khi nhận được một đơn hàng lớn từ một công ty nước ngoài, Li bắt đầu ăn nên làm ra.
Chỉ trong vòng vài năm sau đó, Li đã trở thành nhà cung cấp hoa nhựa lớn nhất châu Á. Đến năm 1958, do không thể tiếp tục gia hạn hợp đồng thuê mặt bằng, Li phải mua lại mặt bằng khác và xây dựng mới nhà máy. Sự thay đổi không có chủ tâm trước này đã đưa Li vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản và trở nên giàu có hơn. Trong thập niên 1960, Li đạt được thành công lớn nhất vì sau nhiều vụ hỗn loạn năm 1967, nhiều người đã rời Hồng Kông làm cho giá bất động sản nơi đây rớt thảm hại. Chính lúc đó, Li mua vào nhiều đất đai, nhà cửa với giá rẻ để đầu cơ.
Năm 1971, Li chính thức thành lập Công ty Cheung Kong Industies. Sau tám năm tăng trưởng liên tục, Li đã mua lại Công ty Hutchison Whampoa Ltd. từ Ngân hàng HSBC. Sau thương vụ này, Li mở rộng kinh doanh ra nhiều ngành khác nhau, trong đó có việc đầu tư vào các cảng container ở Hồng Kông, Trung Quốc đại lục, Rotterdam (Hà Lan), Panama, Bahamas và nhiều nơi khác. Hiện nay, Li đang kiểm soát 12% công suất xếp dỡ hàng của các cảng container trên toàn thế giới.
Hutchison Whampoa còn bành trướng sang nhiều lĩnh vực khác như điện lực, bất động sản và bán lẻ. A.S. Watson Group - một trong những công ty con của tập đoàn này, hiện đang là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu trên thế giới với mạng lưới 6.800 cửa hàng ở nhiều nước. Tập đoàn của Li còn chuyên thành lập các công ty mới, sau đó bán lại (kinh doanh tài sản).
Một ví dụ điển hình là Hutchison Telecommunications về viễn thông đã bán lại 67% cổ phần tại Hutchison Essar (một công ty kinh doanh mạng điện thoại di động ở Ấn Độ) cho Vodafone với giá 11,1 tỉ USD. Trước đây, Hutchison chỉ đầu tư có 2 tỉ USD vào công ty này.
Hiện nay, Hutchison Whampoa là một trong những tập đoàn lớn nhất ở Hồng Kông và có cơ sở hoạt động ở hơn 55 nước với hơn 220 ngàn nhân viên trên toàn cầu. Li cũng có một số khoản đầu tư cá nhân vào các cơ sở kinh doanh đang phát triển tốt như Ngân hàng Canadian Imperial và Công ty Husky Energy ở Alberta (Canada).
Tuy chưa có ý định rút lui khỏi cương vị chủ tịch của Hutchison Whampoa và Cheung Kong Holdings, Li hiện vẫn đang dành nhiều thời gian cho các hoạt động từ thiện và đã bỏ ra hơn một tỉ USD để làm công việc này.
Theo các nhà nghiên cứu về khởi nghiệp, con đường đi đến thành công của Li Ka Shing đã để lại cho những thế hệ doanh nhân đi sau những bài học dưới đây:
1. Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất để giảm thiểu rủi ro: Li luôn thận trọng trong kinh doanh ngay cả khi đã nắm trong tay hàng tỉ USD để tránh những rủi ro về tài chính. Chính nhờ sự thận trọng này, Li đã leo lên được đỉnh cao trong kinh doanh.
2. Không trông đợi vào sự may mắn: Li không tin vào sự may mắn hay số phận. Ông luôn có một tầm nhìn, một mục tiêu rõ ràng và kiên trì phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. “Cuối cùng thì con người cũng có thể điều khiển được số phận của mình”, Li chia sẻ quan điểm.
3. Không ngừng học hỏi: “Các doanh nhân phải thay đổi theo thời đại. Hơn bao giờ hết, kiến thức ngày càng đóng một vai trò quyết định đến sự thành công trong kinh doanh… Anh càng hiểu biết nhiều, thì càng có thể chuẩn bị tốt để nắm bắt các cơ hội” - Li khuyên. Hầu như lúc nào trên tay của ông cũng có một tờ báo, một cuốn sách hay một báo cáo chuyên ngành. Nhờ tranh thủ học hỏi tất cả các khía cạnh trong kinh doanh, Li đã tạo ra cho mình một ưu thế cạnh tranh lớn.
4. Luôn giữ vững lập trường, nguyên tắc của mình: “Tôi muốn xây dựng một công ty không chỉ là niềm tự hào của người Trung Hoa, mà còn tạo ấn tượng tốt cho người nước ngoài” - Li tâm sự. Để làm điều này, Li không bao giờ hy sinh các nguyên tắc của mình để đánh đổi bất cứ một mối quan hệ nào, cho dù đó là đồng nghiệp, đối tác hay khách hàng. Ông xây dựng uy tín cho mình bằng sự chân thật và luôn giữ lời hứa.
5. Thời điểm quyết định một nửa của thành công: Li rất giỏi trong việc lựa chọn thời điểm thích hợp để vào cuộc và rút lui. Ông nhạy bén trong việc phát hiện ra một thị trường mới, biết khi nào nên thâm nhập vào thị trường đó và khi nào nên chuyển sang thị trường khác. Đối với Li, trong kinh doanh, câu hỏi “Khi nào?” đôi khi quan trọng hơn nhiều so với “Như thế nào?” và “Tại sao?”.
Khởi nghiệp từ một công ty nhỏ trong ngành nhựa, đến nay Li Ka Shing đã trở thành chủ nhân của những tập đoàn toàn cầu với tài sản ước tính lên đến 23 tỉ USD, được xếp vị trí thứ 9 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn năm 2007.
Li Ka Shing cũng đã từng được tạp chí Asiaweek bình chọn là “người có quyền lực nhất châu Á”. Cuộc đời và những câu chuyện thành công của ông luôn là đề tài được nhiều doanh nhân học hỏi, noi gương.
Li sinh ngày 29-7-1928 ở Quảng Đông (Trung Quốc). Khi đó, tình hình chính trị trong nước khá rối ren và gia đình Li đã quyết định chạy sang Hồng Kông để lánh nạn. Năm lên 10 tuổi, Li đã phải nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Ở Hồng Kông, lúc đầu gia đình cậu phải tá túc tại nhà một người bác giàu có. Lòng tự hào về sự giàu có của người bác đã để lại những ảnh hưởng lâu dài đối với Li trong sự nghiệp về sau.
Cha qua đời vì căn bệnh lao khi cậu bé chỉ vừa mới 12 tuổi. Từ đó, cậu phải đối diện với cuộc sống như một người lớn.
Năm 15 tuổi, Li tìm được việc làm ở một công ty kinh doanh đồ nhựa. Ở đây, cậu đã phải làm việc 16 giờ mỗi ngày để bán dây thắt lưng và dây đồng hồ bằng nhựa. Ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ II, Li đã có dịp thay đổi công việc, làm thư ký cho ông chủ thay cho cô thư ký nghỉ bệnh.
Nhờ tài viết lách, Li đã được đề bạt làm trưởng một bộ phận nhỏ của công ty. Sau khi được thăng chức, Li đã yêu cầu công ty cho mình làm nhân viên bán hàng sỉ. Vào cuối năm đầu tiên Li được thăng chức, doanh số bán hàng của Li đã cao gấp bảy lần doanh số của bảy nhân viên bán hàng khác gộp lại. Rồi Li nhanh chóng lên chức giám đốc kinh doanh, đứng hàng thứ hai về cấp bậc trong công ty sau ông chủ.
Năm 19 tuổi, Li lại được đề bạt vào chức tổng giám đốc nhà máy. Mặc dù lúc này nền kinh tế và công nghiệp, nhất là ngành sản xuất đồ nhựa ở Hồng Kông, đang bước vào giai đoạn phát triển hưng thịnh, nhưng Li quyết định khước từ chức vụ nói trên. Với vốn hiểu biết của mình về ngành nhựa, cả về công nghệ, kinh doanh và thị trường, năm 1950 Li đã tự thành lập doanh nghiệp.
Công ty của Li bắt đầu bằng việc sản xuất lược chải đầu và hộp đựng xà bông bằng nhựa. Do số vốn huy động được không nhiều, Li phải tự mình làm hết mọi việc, từ kế toán cho đến bảo trì máy móc để cắt giảm chi phí.
Nhận thấy các nước phương Tây có nhu cầu lớn về hoa giả bằng nhựa, anh đã đi khắp châu Âu để học các kỹ thuật phối màu làm cho hoa giả giống như hoa thật. Trở về Hồng Kông, Li đã tổ chức lại xưởng sản xuất và tuyển dụng những kỹ thuật viên giỏi nhất. Sau khi nhận được một đơn hàng lớn từ một công ty nước ngoài, Li bắt đầu ăn nên làm ra.
Chỉ trong vòng vài năm sau đó, Li đã trở thành nhà cung cấp hoa nhựa lớn nhất châu Á. Đến năm 1958, do không thể tiếp tục gia hạn hợp đồng thuê mặt bằng, Li phải mua lại mặt bằng khác và xây dựng mới nhà máy. Sự thay đổi không có chủ tâm trước này đã đưa Li vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản và trở nên giàu có hơn. Trong thập niên 1960, Li đạt được thành công lớn nhất vì sau nhiều vụ hỗn loạn năm 1967, nhiều người đã rời Hồng Kông làm cho giá bất động sản nơi đây rớt thảm hại. Chính lúc đó, Li mua vào nhiều đất đai, nhà cửa với giá rẻ để đầu cơ.
Năm 1971, Li chính thức thành lập Công ty Cheung Kong Industies. Sau tám năm tăng trưởng liên tục, Li đã mua lại Công ty Hutchison Whampoa Ltd. từ Ngân hàng HSBC. Sau thương vụ này, Li mở rộng kinh doanh ra nhiều ngành khác nhau, trong đó có việc đầu tư vào các cảng container ở Hồng Kông, Trung Quốc đại lục, Rotterdam (Hà Lan), Panama, Bahamas và nhiều nơi khác. Hiện nay, Li đang kiểm soát 12% công suất xếp dỡ hàng của các cảng container trên toàn thế giới.
Hutchison Whampoa còn bành trướng sang nhiều lĩnh vực khác như điện lực, bất động sản và bán lẻ. A.S. Watson Group - một trong những công ty con của tập đoàn này, hiện đang là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu trên thế giới với mạng lưới 6.800 cửa hàng ở nhiều nước. Tập đoàn của Li còn chuyên thành lập các công ty mới, sau đó bán lại (kinh doanh tài sản).
Một ví dụ điển hình là Hutchison Telecommunications về viễn thông đã bán lại 67% cổ phần tại Hutchison Essar (một công ty kinh doanh mạng điện thoại di động ở Ấn Độ) cho Vodafone với giá 11,1 tỉ USD. Trước đây, Hutchison chỉ đầu tư có 2 tỉ USD vào công ty này.
Hiện nay, Hutchison Whampoa là một trong những tập đoàn lớn nhất ở Hồng Kông và có cơ sở hoạt động ở hơn 55 nước với hơn 220 ngàn nhân viên trên toàn cầu. Li cũng có một số khoản đầu tư cá nhân vào các cơ sở kinh doanh đang phát triển tốt như Ngân hàng Canadian Imperial và Công ty Husky Energy ở Alberta (Canada).
Tuy chưa có ý định rút lui khỏi cương vị chủ tịch của Hutchison Whampoa và Cheung Kong Holdings, Li hiện vẫn đang dành nhiều thời gian cho các hoạt động từ thiện và đã bỏ ra hơn một tỉ USD để làm công việc này.
Theo các nhà nghiên cứu về khởi nghiệp, con đường đi đến thành công của Li Ka Shing đã để lại cho những thế hệ doanh nhân đi sau những bài học dưới đây:
1. Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất để giảm thiểu rủi ro: Li luôn thận trọng trong kinh doanh ngay cả khi đã nắm trong tay hàng tỉ USD để tránh những rủi ro về tài chính. Chính nhờ sự thận trọng này, Li đã leo lên được đỉnh cao trong kinh doanh.
2. Không trông đợi vào sự may mắn: Li không tin vào sự may mắn hay số phận. Ông luôn có một tầm nhìn, một mục tiêu rõ ràng và kiên trì phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. “Cuối cùng thì con người cũng có thể điều khiển được số phận của mình”, Li chia sẻ quan điểm.
3. Không ngừng học hỏi: “Các doanh nhân phải thay đổi theo thời đại. Hơn bao giờ hết, kiến thức ngày càng đóng một vai trò quyết định đến sự thành công trong kinh doanh… Anh càng hiểu biết nhiều, thì càng có thể chuẩn bị tốt để nắm bắt các cơ hội” - Li khuyên. Hầu như lúc nào trên tay của ông cũng có một tờ báo, một cuốn sách hay một báo cáo chuyên ngành. Nhờ tranh thủ học hỏi tất cả các khía cạnh trong kinh doanh, Li đã tạo ra cho mình một ưu thế cạnh tranh lớn.
4. Luôn giữ vững lập trường, nguyên tắc của mình: “Tôi muốn xây dựng một công ty không chỉ là niềm tự hào của người Trung Hoa, mà còn tạo ấn tượng tốt cho người nước ngoài” - Li tâm sự. Để làm điều này, Li không bao giờ hy sinh các nguyên tắc của mình để đánh đổi bất cứ một mối quan hệ nào, cho dù đó là đồng nghiệp, đối tác hay khách hàng. Ông xây dựng uy tín cho mình bằng sự chân thật và luôn giữ lời hứa.
5. Thời điểm quyết định một nửa của thành công: Li rất giỏi trong việc lựa chọn thời điểm thích hợp để vào cuộc và rút lui. Ông nhạy bén trong việc phát hiện ra một thị trường mới, biết khi nào nên thâm nhập vào thị trường đó và khi nào nên chuyển sang thị trường khác. Đối với Li, trong kinh doanh, câu hỏi “Khi nào?” đôi khi quan trọng hơn nhiều so với “Như thế nào?” và “Tại sao?”.
Theo Báo Doanh Nhân Sài Gòn
Phản hồi
Người gửi / điện thoại
Đang truy cập: 21 Trong ngày: 51 Trong tuần: 511 Lượt truy cập: 531451 |